Khớp cắn ngược là gì? nguyên nhân và cách điều trị khớp cắn ngược như thế nào ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé !
1. Khớp cắn ngược là gì ?
Khớp cắn ngược hay còn gọi là răng móm là sự sai lệch trong tương quan giữa hai hàm răng trên – dưới làm phá vỡ vị trí chuẩn của hàm răng khiến cho hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên. Đây là dạng sai lệch khớp cắn loại 2 theo cách phân định của y khoa cho các kiểu sai lệch khớp cắn.
Nói nôm na để bạn dễ hiểu là thông thường, lý do gọi là khớp cắn ngược vì khi ta cắn hai hàm răng vào với nhau thì hàm trên sẽ nằm ở bên ngoài hàm dưới, nhưng với khớp cắn ngược thì hàm dưới lại nằm ở bên ngoài của hàm trên như hình ảnh minh họa dưới đây
2. Đặc điểm khớp cắn ngược
Cũng giống như các dạng sai lệch khớp cắn khác, khớp cắn ngược có các đặc điểm cơ bản riêng mà dựa vào đó, chúng ta có thể nhận diện được, cụ thể như sau:
÷ Hai hàm răng không đạt tương quan chuẩn: Đây là đặc điểm đặc trưng nhất của khớp cắn ngược, đó là hàm răng trên nằm ở ngoài hàm răng dưới, bị hàm răng dưới phủ hoàn toàn.
÷ Nhóm răng trong (tiền hàm và răng hàm) có thể tiếp xúc ở mặt nhai chuẩn, nhưng cũng có thể không chuẩn, đặc biệt là khi vòm hàm trên quá nhỏ so với vòm hàm dưới.
÷ Nhóm răng trước (răng cửa và răng nanh) có thể chạm hoặc không chạm nhau. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà giữa hàm trên với hàm dưới có tiếp xúc với nhau hay không. Cắn ngược càng nặng thì khoảng cách giữa 2 hàm răng càng cách xa nhau khi ở trạng thái nghỉ bình thường.
÷ Ba phần trán – mũi – cằm không tương quan chuẩn mà bị lệch, bị gãy ở giữa gương mặt, cho nên khi nhìn nghiêng sẽ thấy mũi gãy, cằm dô ra trước như mặt lưỡi cày.
÷ Đường nối trán – mũi – cằm có thể gãy khúc, cũng có thể thẳng nhưng đường thẳng lại bị lệch trái hoặc lệch phải.
3. Tác hại khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược là loại sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, gây ra vô số những tác hại ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân
+ Gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng: Khi khớp cắn bị ngược khuôn mặt của bạn sẽ cực kỳ mất thẩm mỹ, rất dễ nhận thấy, phần cằm của bệnh nhân sẽ bị chìa ra rõ rệt, khuôn mặt có xu hướng dài bất thường. Khi nhìn nghiên bạn sẽ thấy đường nối giữa trám, mũi và cằm bị gãy khúc hay lệch sang trái hoặc phải
+ Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Với những bệnh nhân bị móm, khả năng cắn xé thức ăn rất kém do tương quan giữa hai hàm răng bị sai lệch. Điều này còn có thể làm phát sinh một số các bệnh về đường tiêu hóa
+ Ảnh hưởng tới việc phát âm: Cấu trúc hàm không chuẩn nên một số người nói chuyện không được chuẩn từ ngữ
+ Ảnh hưởng đến khớp nhai, khớp hàm: Tình trạng khớp cắn ngược nếu kéo dài quá lâu mà không điều trị có thể gây ảnh hưởng đến khớp nhai, khớp hàm
4. Nguyên nhân gây tình trạng khớp cắn ngược
Có 2 nguyên nhân gắn với 2 kiểu khớp cắn ngược gồm:
- Do răng mọc chìa, cụp không cân đối: Răng hàm dưới chìa ra ngoài, răng hàm trên cụp vào trong quá mức.
- Do xương hàm dưới phát triển quá dài, đưa ra trước quá mức, xương hàm trên lại quá ngắn.
Trong hai nguyên nhân trên đây thì với tình trạng khớp cắn ngược, nguyên nhân do xương hàm phổ biến hơn. Căn nguyên dẫn tới sự sai lệch ở xương hàm này phần nhiều là do di truyền, ngoài ra là do những bất thường trong phát triển cấu tạo hàm mặt.
5. Cách điều trị khớp cắn ngược
Phương pháp điều trị khớp cắn ngược phụ thuộc trực tiếp vào kiểu cắn ngược là do xương hay do răng.
- Nếu bị cắn ngược do răng thì niềng răng là cách chữa khớp cắn ngược hiệu quả nhất.
- Nếu bị cắn ngược do xương hàm thì không cách nào lý tưởng và triệt để hơn là phẫu thuật khớp cắn ngược.
Trong một số trường hợp để tạo ra hiệu quả thẩm mỹ cao nhất cho cả khuôn miệng và hàm răng, bệnh nhân có thể vừa phải niềng răng vừa phẫu thuật để hết khớp cắn ngược đồng thời răng đều đặn với nhau nhất.
Mọi băn khoăn về khớp cắn ngược cũng như cách điều trị hiệu quả bạn có thể liên hệ trực tiếp bệnh viện răng hàm mặt sài gòn để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét