Làm cầu răng sứ là một trong những giải pháp phục hình răng truyền thống an toàn mang lại hiệu quả nên được rất nhiều khách hàng tin và lựa chọn Vậy cầu răng sứ là gì ? quy trình làm cầu răng sứ như thế nào cho hiệu quả cao nhất ?Bất kỳ một điều trị nào, quy trình thực hiện như thế nào là yếu tố quyết định đến thành công của dịch vụ vụ và sự an toàn cho bệnh nhân. Cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình làm cầu răng nhé !
Làm cầu răng là một kỹ thuật giúp phục hình răng bằng một cầu nối các chụp răng giả lên cùi răng. Phương pháp này giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình ăn nhai và ổn định các răng còn lại không bị xô lệch qua về.
2.Quy trình làm cầu răng sứ
- Bác sĩ tiến hành thăm khám tình trạng răng miệng tổng quát của bệnh nhân.
- Chụp phim X-quang đánh giá vùng răng bị mất cần được phục hình như thế nào.
- Dựa trên kết quả thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật cầu răng cho bệnh nhân, trao đổi cụ thể với bệnh nhân những vấn đề liên quan đến phương pháp này và cùng đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể.
Làm cầu răng sứ là kỹ thuật sử dụng những răng thật bên cạnh răng bị mất để làm cùi nên cũng yêu cầu những răng này vẫn còn chắc khỏe, đủ khả năng để làm điểm tựa cho mão răng bên trên. Nên đây được coi là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định chỉ định cầu răng cho bệnh nhân.
Bác sĩ thu thập những thông tin về khung hàm, kích thước vị trí mất răng, màu răng cần phục hình…sau đó truyền qua bộ phận labo để các kỹ thuật viên dựa theo đó chế tác mão răng phù hợp.
Thao tác này rất quan trọng. Bởi mão răng yêu cầu phải vừa tương thích với cùi răng vừa phải đảm bảo vấn đề thẩm mỹ sau phục hình. Vì vậy, bộ phận labo phải sử dụng công nghệ tiên tiến và các kỹ thuật viên phải có tay nghề mới thực hiện tốt những yêu cầu này.
- Bác sĩ tiến hành gây tê vùng răng cần điều trị để giảm đau đớn cho bệnh nhân cũng như thuận tiện cho bác sĩ trong quá trình thực hiện.
- 2 răng thật bên cạnh răng mất sẽ được mài nhỏ để làm cùi răng. Sau khi mài cùi, bác sĩ gắn tạm mão răng sứ tạm thời để bảo đảm thẩm mỹ vừa giúp bệnh nhân làm quen trong thời gian chờ chế tác mão răng chính thức.
Mài cùi là thao tác bắt buộc thực hiện trong phương pháp cầu răng. Nếu bác sĩ thiếu chuyên môn và kinh nghiệm thì có thể mài quá nhiều mô răng gây ảnh hưởng đến mô răng thật, thậm chí là tủy răng. Tuy nhiên, nếu mài răng quá ít thì mão răng sứ sẽ khó được giữ chặt bền vững bên trên.
Sau khi mão răng được chế tác xong, bác sĩ thực hiện gắn lên trên cùi răng đã mài. Bác sĩ cùng bệnh nhân chỉnh sửa độ kênh, chệch của cầu răng nếu có. Khi cầu răng đã hoàn toàn được khít sát với cùi và bệnh nhân cũng cảm thấy thoải mái thì bác sĩ sẽ sử dụng chất dính nha khoa để cố định cùi răng.
Bác sĩ hẹn lịch tái khám cụ thể để bệnh nhân đến trung tâm kiểm tra chất lượng phục hình.
Mặc dù là một kỹ thuật không quá phức tạp nhưng cầu răng cũng đòi hỏi tay nghề và kinh nghiệm cao của các bác sĩ thực hiện. Vì vậy, để đạt được hiệu quả phục cao, tránh được những biến chứng không đáng có, bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn cho mình một trung tâm nha khoa uy tín và chất lượng nhé.
Mọi băn khoăn về quy trình làm cầu răng sứ bạn liên hệ về bệnh viện răng hàm mặt sài gòn để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết .
làm cầu răng được bao lâu thì phải làm lại vậy?
Trả lờiXóalàm cầu răng được bao lâu thì phải làm lại vậy?
Trả lờiXóa